PROCARE XIN CHIA SẺ VỚI BẠN- NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA CAO RĂNG ĐẾN SỨC KHỎE

  12/10/2022
NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA CAO RĂNG ĐẾN SỨC KHỎE
Mảng bám tích tụ nhiều, dày và lâu ngày sẽ phá hủy men răng. Men răng bị tổn thương càng nặng thì nguy cơ sâu răng càng cao.
– Hơi thở có mùi khó chịu.
– Nhiều loại vi khuẩn lên men carbohydrate tạo ra acid gây sâu răng như Streptococcus mutans, Lactobacilli…
– Tác nhân gây ra các bệnh: viêm niêm mạc miệng, viêm họng, viêm amidan, lở miệng…
– Chảy máu chân răng, ê buốt khi ăn uống.
– Tụt nướu làm lộ chân răng.
– Nguyên nhân gây ra các bệnh về răng miệng như: Viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng ngược dòng. Đặc biệt có thể khiến răng lung lay, rụng răng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
CÁC CÁCH PHÒNG NGỪA
– Đánh răng đúng cách. Khi chải nên dùng bàn chải có lông mềm, lực vừa phải, đặt bàn chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Tránh chải răng theo chiều ngang vì có thể làm mòn men răng.
– Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn còn sót ở vùng kẽ răng.
– Có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, nhiều rau củ, trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất.
– Không hút thuốc. Những người hút thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác làm tăng khả năng hình thành cao răng.
– Khám và lấy cao răng theo định kỳ 6 tháng/lần theo sự chỉ định của nha sĩ.
Khám và lấy cao răng theo định kỳ 6 tháng/lần theo sự chỉ định của nha sĩ.
LẤY CAO RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG
– Nếu đang mắc một số bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, viêm nướu, lợi sưng đỏ thì việc lấy cao răng có thể ê buốt hơn so với người có sức khỏe răng miệng tốt.
– Nếu cao răng ở thân răng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, việc lấy cao răng không gây ê buốt hay chảy máu chân răng. Trường hợp vôi răng bám chặt dưới nướu răng gây viêm, sưng, lấy vôi răng có thể ê buốt nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày cũng như không gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của răng.

Bình luận